d. Di chuyển sự chú ý
Con di
chuyển sự chú ý ra khỏi đoạn phim này, đem sự chú ý ấy chuyển sang một đối
tượng khác nằm ngoài suy nghĩ, ví dụ, con chuyển sự chú ý kia vào việc vui đùa
với một em bé hoặc một con vật nuôi trong nhà, thay vì theo đuổi những ý nghĩ đang nghĩ đến trong đầu.
Sau đó, con quay trở lại bài học. Lúc này, con
tự biết rằng, khi chuyển dịch sự chú ý thì trạng thái tỉnh táo tập
trung quay trở lại. chú ý học bài trong sự tập trung - đây là trạng thái thấy
thuần khiết - nó khiến con hiểu bài và chắc chắn con sẽ nhớ bài. Bệnh lười
biếng sẽ hết: Bởi vì mình mệt là do suy nghĩ gây ra
chứ không phải do việc học gây ra. vậy khi hết suy nghĩ thì phải quay trở lại
việc học.
Vì
khi cái đầu đang chú ý cao độ và thấy rõ, biết rõ việc đang làm, nó có khả năng
làm việc liên tục mà không thấy mệt. Đó chính là đặc điểm của trạng thái thấy thuần khiết.
Nghĩa
là trong lúc thấy, trong đầu con không có ý tưởng, hình ảnh nào tự động sẽ hiện
lên. ví dụ khi con đang giải một bài toán đó, con phải không nghĩ đến bất cứ điều gì khác, thì cái thấy của
con lúc đó là cái thấy thuần khiết.
Lợi ích của cái thấy thuần khiết
là: con thấy rất rõ, rất chi tiết vấn đề mà con đang làm, tức là thấy tất cả
các góc cạnh, các mặt của vấn đề mình đang quan tâm, đang làm việc. Điều này
giúp con tăng trí nhớ rất lớn, phát triển tính sáng tạo. Con đường dẫn đến phát
minh cũng nằm trong đó.
Năm điểm
trên giống như năm định lý, năm nguyên lý, gộp lại thành một chìa khóa,
chìa khóa này dùng để phát triển khả năng chú ý và hiểu biết rõ, cắt đứt những
suy nghĩ tự động xuất hiện trong đầu. Hãy học thuộc lòng năm nguyên lý dưới
đây:
1.
Phải nhận biết: ý nghĩ dẫn con
người ra khỏi sự tập trung
2.
Khi biết mình mất tập trung, con
hãy tạm dừng học
3.
Nhớ lại và quan sát ý nghĩ vừa
hiện lên
4.
Di chuyên sự chú ý sang một đối
tượng khác